Quy Định Về Kinh Doanh Vàng Miếng Ở Việt Nam

kinh doanh vang mieng

Vàng miếng là loại vàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất trong từng thời kỳ. Vậy đối tượng nào được phép kinh doanh vàng miếng, cũng như xu hướng kinh doanh vàng miếng ở Việt Nam 2021 có gì đổi mới, cùng ytuongviet.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vàng miếng là gì?

Vàng miếng là loại vàng được ép thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và có ký mã hiệu riêng của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Loại vàng này do chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất, hoặc do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

Khi mua vàng miếng để tích trữ, yếu tố quan trọng đầu tiên cần đảm bảo là địa chỉ mua uy tín, chất lượng cao. Trong số những loại vàng miếng tại Việt Nam, vàng miếng SJC là loại uy tín nhất. 

Vàng miếng SJC được sản xuất bởi thương hiệu SJC, đây là tên gọi tắt của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn thành lập năm 1988. Bạn có biết chỉ có vàng SJC mới do chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép sản xuất, chính vì thế đây là loại vàng độc quyền. Bạn có thể yên tâm với chất lượng, giá cả luôn được niêm yết rõ ràng của vàng SJC. 

Vàng SJC có 6 loại vàng miếng phổ biến bao gồm như: 

  • Vàng 1 chỉ
  • Vàng 2 chỉ
  • Vàng 5 chỉ
  • Vàng 1 lượng
  • Vàng 10 lượng
  • Vàng 1kg
vàng miếng SJC
Giá trị của vàng miếng vừa cao vừa không thay đổi theo thời gian

Xu hướng kinh doanh vàng miếng ở Việt Nam

Thị trường kinh doanh vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt suốt những năm qua, đến năm 2021 càng có nhiều yếu tố thúc đẩy sự sôi động của thị trường vàng, chẳng hạn như: 

  • Tình trạng số ca nhiễm Covid-19 mặc dù vẫn chưa có xu hướng giảm nhưng vẫn chưa thể lường trước được các biến thể nặng hơn. 
  • Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng, dẫn đến cơ hội kinh doanh vĩ mô bị thu hẹp, khi đó vàng được xem là kênh đầu tư an toàn và hiệu suất tốt hơn hẳn.
  • Các quyết định về chính sách kinh tế và đối ngoại của tổng thống Biden có sức ảnh hưởng rất lớn đến biến động chung của nền kinh tế thế giới.
  • Trong trường hợp gói cứu trợ kinh tế quy mô lớn của Mỹ được tung ra sẽ tạo áp lực lên đồng USD, từ đó tạo đà cho giá vàng tăng lên.  

Hiện tại giá vàng đang dao động ở ngưỡng 1.814$/ounce, so với đầu năm 2020 vàng tăng giá khoảng 12,39% kể từ mức 1614$/ounce. Đặc biệt là vào tháng 8/2020, giá vàng đã vượt qua mốc 2000$ và đạt đến mức 2099$/ounce. 

Khi nói đến loại vàng mua để tiết kiệm và tích trữ như tài sản thì không thể nào bỏ qua vàng miếng. Mức giá vàng miếng hiện nay là khoảng hơn 55 triệu đồng/lượng. Mặc dù vàng thỏi cũng là sự lựa chọn để tích trữ khá phổ biến do có trọng lượng lớn hơn, thế nhưng loại vàng này chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có vốn lớn. 

vàng miếng vàng thỏi
Dù là vàng miếng hay vàng thỏi cũng đều chỉ đem lại vốn lời trong thời gian vài tháng hay vài năm. 

Điều kiện, quy định về kinh doanh vàng miếng

Theo quy định của nhà nước, điều kiện và thủ tục xin giấy phép diễn ra như sau:

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh vàng miếng

Đối với doanh nghiệp:

  • Thành lập và tổ chức hoạt động dựa theo quy định của pháp luật.
  • Có vốn điều lệ ít nhất từ 100 tỷ đồng trở lên.
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên.
  • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong vòng 2 năm liên tiếp gần nhất, điều này phải được cơ quan thuế xác nhận. 
  • Có mạng lưới chi nhánh hoặc địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Đối với tổ chức tín dụng:

  • Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên.
  • Đã đăng ký hoạt động kinh doanh, mua bán vàng.
  • Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng miếng

Đối với doanh nghiệp

Hồ sơ gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu)
  • Danh sách địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng
  • Đã có đầy đủ các loại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong vòng 2 năm liền kề của cơ quan thuế

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc 

Đối với tổ chức tín dụng

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu)
  • Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch).
  • Có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc

Giao dịch vàng miếng
Cá nhân, doanh nghiệp cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ giấy tờ kinh doanh theo quy định nhà nước

Xem thêm: Tổng Hợp Những Kinh Nghiệm Mở Tiệm Vàng

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích nhằm giải đáp cho thắc mắc xu hướng kinh doanh vàng miếng ở Việt Nam 2021 ra sao nhé! Chúc các bạn thành công trong công việc kinh doanh của mình!

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Tổng: 0 Trung bình: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *